TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

Theo thông tin Sở Y tế Đà Nẵng, tình trạng bệnh Sởi trên địa bàn có xu hướng tăng nhanh và diễn biến phức tạp, dịch Sởi đang bùng phát với số ca mắc tăng cao; ca mắc bệnh có dấu hiệu sốt, ho, đỏ mắt và phát ban, kèm theo nhiều trường hợp có biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp. Để đảm bảo sức khỏe cho các em, ba mẹ cần lưu ý những biện pháp phòng tránh sau:

 Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh:

- Ho, sốt, đỏ mắt, tiêu chảy.

- Nếu trẻ có triệu chứng trên, cần cho nghỉ học ngay, đưa đến cơ sở y tế gần nhất và báo với GVCN để theo dõi.

- Tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ con: Trẻ chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin cần được đưa đi tiêm chủng đầy đủ để tăng cường miễn dịch.

 -Trẻ mắc bệnh cần nghỉ học ít nhất 7 ngày kể từ khi phát ban để đảm bảo sức khỏe và tránh lây lan.

- Sức khỏe của các học sinh là ưu tiên hàng đầu! Ba mẹ hãy chủ động phòng bệnh để giúp con có một môi trường học tập an toàn!

   Nguồn: Nhân viên y tế trường.

z6324635950993 944f5e15b700493ce86160e0f3d560a7

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

Sởi, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi, rubella và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi, rubella đầy đủ.

Biểu hiện của bệnh: Sốt, phát ban và viêm đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,... dễ dẫn đến tử vong.

z6324637065167 fd124cec868b1ce1c21d1e816ff16bcd 

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
  • Khó thở, thở
  • Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…
  • Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Các biện pháp cần làm để phòng bệnh sởi, rubella:

  1. Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm vắc xin sởi, rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi.
  2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.
  3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
  4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.
  5. Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông thoáng khí cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
  6. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.
  7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella.
  8. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

“Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sởi !”


Facebook nhà trường

Video sự kiện

Sự kiện trong tháng

02/07/1976

Kỷ niệm Ngày nước ta đổi quốc hiệu từ Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

11/07/0000

Kỷ niệm ngày Dân số thế giới.

15/07/1950

Kỷ niệm Ngày truyền thống thanh niên xung phong.

17/07/1966

Ngày Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

20/07/1954

Ngày ký hiệp định Giơnevơ.

27/07/0000

Ngày thương binh, liệt sĩ

27/07/1947

Kỷ niệm Ngày thương binh, liệt sỹ Việt Nam.

28/07/1929

Kỷ niệm Ngày thành lập công đoàn Việt Nam.

28/07/1995

Ngày Việt Nam gia nhập Asean